thật buồn thật nghiệt ngã
đến khi nào giấc mơ công bằng bình đẳng bác ái ựược thành sự thật
trong cái giá rét tê lòng?
nghĩ sao?
"TTO
Chợ tết công nhân
TT - Tết Tân Mão đã đến rất gần. Đây là thời điểm mà người người, nhà nhà mua sắm tết. Người khá giả vào những trung tâm sang trọng, giới trung lưu mua sắm ở siêu thị, còn người khó khăn nhắm đến chợ khuyến mãi lề đường.
Chúng tôi đã đến với một chợ khuyến mãi lề đường dành cho người mua là giới công nhân nghèo, và kẻ bán cũng là những người cùng cảnh!
Những người bán hàng ngồi chờ bên lề đường. Họ chưa dám đổ hàng xuống vì sợ nhân viên trật tự đô thị ghé qua |
Khi ánh đèn đường vàng vọt sáng lên thì những người bán hàng đã tập trung đông đủ dưới khu vực ven hầm cầu vượt Linh Xuân (Q.Thủ Đức, TP.HCM) để chuẩn bị đổ hàng xuống, bắt đầu một đêm họp chợ. Để có một khoảnh vài mét vuông trên vỉa hè để bày hàng, người bán phải chi cho chủ nhà từ 15.000-20.000 đồng/đêm.
Đến 19g thì phiên chợ tết lề đường đã đông đúc, í ới tiếng người mua kẻ bán.
Thật ra chợ khuyến mãi lề đường này không phải đợi đến ngày tết mới có. Bình thường nó đã tồn tại để công nhân nghèo đi mua sắm những vật dụng thiết thân cho mình. Có điều tết thì hàng phong phú hơn, đặc biệt là rẻ hơn thường ngày!
Các chủ hàng cho biết để lấy hàng với giá “rẻ bất ngờ”, họ phải đặt mua ở chợ Tân Bình hoặc gom hàng từ những công ty thanh lý hàng bị lỗi. Hàng hóa ở đây có đủ loại từ quần áo, giày dép, thắt lưng đến bánh mứt, phong bao lì xì...
Do giá đã rẻ đến mức không thể rẻ hơn nên thường không có cảnh cò kè bớt một thêm hai. Tuy nhiên, một số công nhân cũng cố kỳ kèo trả giá xuống, và chủ hàng đôi khi cũng tặc lưỡi gật đầu!
Tan ca về chỗ trọ cơm nước xong, đến 20g từng tốp công nhân trong các khu trọ tỏa ra chợ săn hàng giá rẻ. Mua được món đồ ưng ý giá rẻ là niềm vui lớn của công nhân khi túi tiền eo hẹp, thưởng tết bèo bọt. Những món hàng mua được rồi đây sẽ theo họ về quê làm quà tết tặng người thân.
Ngoài chợ khuyến mãi ở vỉa hè ra, công nhân còn tìm đến các hội chợ bán hàng tết giảm giá được tổ chức ở các khu chế xuất - khu công nghiệp. Các hội chợ này thường tặng những phần quà tết nhỏ cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn, cũng là cách thu hút công nhân đến hội chợ mua hàng.
Đến hơn 22g, chợ tết công nhân bắt đầu tan dần. Người bán khệ nệ khiêng từng bao hàng lớn lên xe máy trở về nhà, mang theo mong ước ngày mai chợ sẽ đông hơn; còn người mua cũng í ới hẹn ngày mai tiếp tục đi chợ - đi không chỉ để tìm hàng giá rẻ làm quà mà còn là một cách thư giãn như kiểu người giàu đi... shopping!
Nữ công nhân Công ty Nissei, Khu chế xuất Linh Trung 1, đi mua sắm cùng với đồng nghiệp sau khi tan ca |
Giày vỉa hè đồng giá 20.000 đồng/đôi. Anh Thanh, chủ hàng, cho biết loại giày này anh lấy ở các điểm thanh lý hàng cũ hoặc các cửa hàng đóng cửa sang hàng lại rồi về tân trang bán với giá siêu rẻ |
Linh (quê Hà Tĩnh) lựa mãi mới mua được bộ quần áo giá 65.000 đồng làm quà tết gửi về cho người thân. Tết này Linh không về quê |
Áo quần siêu rẻ với giá 25.000 đồng/bộ được đổ đống bán trên vỉa hè. Các chủ hàng cho biết để lấy được hàng giá rẻ bán cho công nhân, họ phải tìm mua ở các xưởng may chuyên cung cấp hàng giá rẻ hoặc thanh lý số nhiều từ các công ty may |
Khu chợ thu hút rất đông công nhân đến mua sắm, đặc biệt là sau giờ tan ca mặc dù chợ nằm sâu bên trong |
Nhóm nữ công nhân chọn mua bao lì xì trong khu chợ nằm sâu bên trong hầm cầu vượt Linh Xuân |
Nhóm nam công nhân chọn mua thắt lưng |
Một nữ công nhân tranh thủ trước khi vào ca mua được chiếc quần mặc tết vừa ý giá rẻ |
Công nhân Đặng Thị Ngọc Điệp (phải) mua chiếc balô giá 60.000 đồng để chuẩn bị về Bến Tre đón tết |
NGUYỄN NAM - MINH ĐỨC thực hiện
nhìu khi bạn phải chấp nhận?
uh
bít sao h bạn?
ngón tay ngón ngắn ngón dài?
ta thấy ta lại đổ thừa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét