Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011
Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011
thi tốt nghiệp môn địa nữa
năm ni là lần thứ 3 liên tục thi
phải cố gắng chứng tỏ mình
lại mệt vì có lớp chủ nhiệm
kết quả 2 năm trước nè(mine-shool-city)
2008-2009:76-70-64%
2009-2010:91-85-74%
phải cố gắng chứng tỏ mình
lại mệt vì có lớp chủ nhiệm
kết quả 2 năm trước nè(mine-shool-city)
2008-2009:76-70-64%
2009-2010:91-85-74%
Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011
tuyết tan
Tuyết dần tan tại Sa Pa
17/03/2011 18:11 (TNO) Khi nền nhiệt độ nhích dần lên thì mưa tuyết cũng ngừng rơi ở Sa Pa và Y Tý (Lào Cai). Tuyết đang tan dần.
>> Lên Sa Pa ngắm tuyết rơi
>> Mưa tuyết bất thường ở Sa Pa
Đến trưa nay 17.3, trên mái nhà, những sườn đồi, vách núi… màu trắng của tuyết vẫn lẫn với màu sẫm của rừng, đá, mái tranh, mái ngói.
Chị Anna, một du khách người Nga có mặt ở Sa Pa đúng dịp tuyết rơi không giấu được niềm vui: “Thật là đẹp! Tuyết rơi Sa Pa cũng đẹp không khác gì ở Nga, chồng tôi đã chụp rất nhiều ảnh. Chúng tôi thật sự hạnh phúc và cảm thấy mình rất may mắn khi được ngắm tuyết rơi ở Việt Nam”.
Ngắm nhìn Sa Pa khi tuyết tan dần qua ống kính PV Thanh Niên Online:
>> Mưa tuyết bất thường ở Sa Pa
Đến trưa nay 17.3, trên mái nhà, những sườn đồi, vách núi… màu trắng của tuyết vẫn lẫn với màu sẫm của rừng, đá, mái tranh, mái ngói.
Chị Anna, một du khách người Nga có mặt ở Sa Pa đúng dịp tuyết rơi không giấu được niềm vui: “Thật là đẹp! Tuyết rơi Sa Pa cũng đẹp không khác gì ở Nga, chồng tôi đã chụp rất nhiều ảnh. Chúng tôi thật sự hạnh phúc và cảm thấy mình rất may mắn khi được ngắm tuyết rơi ở Việt Nam”.
Ngắm nhìn Sa Pa khi tuyết tan dần qua ống kính PV Thanh Niên Online:
Sau khi nền nhiệt độ ở Sa Pa ấm dần lên, tuyết bắt đầu tan dần trên mái nhà… … hay trên triền núi, đồi Những người tuyết được đắp lên làm dịch vụ cho du khách chụp ảnh đang tan dần… … nhiều người cố đắp lại Tuyết ngừng rơi, người dân bắt đầu trở lại cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Cửa hiệu trên đèo Ô Quý Hồ bắt đầu mở cửa Trong khi đó, ở một bản cách thị trấn Sa Pa không xa, em bé người dân tộc H.Mông ngơ ngẩn nhìn tuyết tan dần trên mái nhà… ... Trong khi đó, mẹ của em đang lui cui mở cửa chuồng cho trâu ăn Chú trâu này may mắn sống sót qua trận mưa tuyết vừa qua Tuy nhiên, ở Sa Pa lúc này vẫn còn rất lạnh và kèm theo mưa nhỏ lẫn sương mù… … khiến giao thông đi lại rất khó khăn. Ảnh chụp tại đèo Ô Quý Hồ trưa nay (17.3) Khu vực gần rừng Y Tý, nhiều mái nhà vẫn tuyết phủ trắng, ẩn hiện trong màn sương mưa, đẹp như tranh vẽ Đường đi đến suối vàng thác tình yêu gần thị trấn Sa Pa vẫn ngập trong băng tuyết Du khách say sưa với cảnh trời mây Sa Pa… Người dân vẫn đắp lại những người tuyết để cho khách du lịch thuê chụp ảnh |
Hoàng Ngọc - Nhật Linh - Lê Quân(thực hiện)
Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011
Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011
it snow heavily
- Từ sáng sớm nay 16/3, tại Sa Pa, tuyết rơi ngày càng dày. 8 giờ, quãng đường từ đèo Ô Quí Hồ sang Lai Châu tuyết bám dày trên mặt đường khoảng 3-5 cm gây tắc đường. Đến 9 giờ 15, tại khu vực thác bạc Ô Quí Hồ, tuyết rơi dày đặc.
Do ảnh hưởng của khối không khí lạnh, nhiệt độ miền Bắc, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi, xuống rất thấp. Sáng nay 16/3, tuyết đã rơi ở Sa Pa - Lào Cai. Khu vực từ Ô Quí Hồ đến Trạm Tôn sang đất Lai Châu, mặt đường tuyết bám dày có chỗ tới 10 cm.
Hiện tượng thiên nhiên hiếm có này khiến cả người dân địa phương lẫn du khách đều vô cùng thích thú. Tình trạng ách tắc giao thông vì tuyết càng tăng lên do hàng trăm xe ô tô chở du khách từ Lào Cai lên Sa Pa và từ Sa Pa lên vùng Trạm Tôn thác Bạc Ô Quí Hồ xem tuyết.
Một số trường học địa phương cũng cho học sinh nghỉ học để lên Sa Pa ngắm tuyết rơi.
Theo người dân địa phương, đây là đợt tuyết rơi dầy trong 10 năm trở lại đây và cũng là hiện tương thời tiết bất thường,hiếm gặp ở Sa Pa
http://vtc.vn/2-280181/xa-hoi/tuyet-roi-day-o-lao-cai.htm
Do ảnh hưởng của khối không khí lạnh, nhiệt độ miền Bắc, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi, xuống rất thấp. Sáng nay 16/3, tuyết đã rơi ở Sa Pa - Lào Cai. Khu vực từ Ô Quí Hồ đến Trạm Tôn sang đất Lai Châu, mặt đường tuyết bám dày có chỗ tới 10 cm.
Hiện tượng thiên nhiên hiếm có này khiến cả người dân địa phương lẫn du khách đều vô cùng thích thú. Tình trạng ách tắc giao thông vì tuyết càng tăng lên do hàng trăm xe ô tô chở du khách từ Lào Cai lên Sa Pa và từ Sa Pa lên vùng Trạm Tôn thác Bạc Ô Quí Hồ xem tuyết.
Một số trường học địa phương cũng cho học sinh nghỉ học để lên Sa Pa ngắm tuyết rơi.
Theo người dân địa phương, đây là đợt tuyết rơi dầy trong 10 năm trở lại đây và cũng là hiện tương thời tiết bất thường,hiếm gặp ở Sa Pa
http://vtc.vn/2-280181/xa-hoi/tuyet-roi-day-o-lao-cai.htm
Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011
Động đất Nhật làm ngày ngắn lại, trục trái đất dịch chuyển 17cm
Động đất Nhật làm ngày ngắn lại, trục trái đất dịch chuyển 17cm
(Dân trí) - Siêu động đất làm rung chuyển đông bắc Nhật Bản hôm thứ sáu vừa qua đã làm ngày trái đất ngắn lại đôi chút, làm dịch chuyển trục trái đất, và làm thay đổi cách phân bổ trọng lượng của trái đất, cũng như làm Nhật tiến gần hơn tới Mỹ.
Động đất và sóng thần tại Nhật gây thiệt hại ước tính lên tới ít nhất 100 tỷ USD.
Theo nhà địa vật lý Richard Gross tại Phòng thí nghiệm phản lực của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA tại Pasadena, California, một phân tích mới về trận động đất 9,0 richter hôm thứ sáu vừa qua ở Nhật cho thấy, trận động đất mạnh tới mức đã làm tăng tốc độ quay vòng của trái đất.
Theo tính toán của Gross, ngày trên trái đất đã bị ngắn đi 1,8 micro giây (1 micro giây bằng 1 phần triệu giây).
“Bằng cách thay đổi sự phân bổ trọng lượng trái đất, trận động đất tại Nhật đã khiến trái đất quay nhanh hơn một chút, làm ngày trên trái đất ngắn khoảng 1,8 micro giây”, ông Gross cho biết với trang SPACE.com chuyên về vũ trụ.
Cách thức này được ví như quá trình một nghệ sỹ trượt băng nghệ thuật vòng tay vào trong khi quay tròn mỗi lúc một nhanh hơn trên sân băng. Trong một trận động đất, khối lượng trái đất càng thay đổi ở gần xích đạo bao nhiêu, thì vòng trái đất lại càng quay nhanh bấy nhiêu.
Một ngày trên trái đất dài khoảng 24 giờ, hay 86.400 giây. Suốt một năm, độ “dài” đó xê dịch khoảng 1 mili giây (hay 1.000 micro giây) do sự khác biệt theo mùa vụ trong cách phân bổ trọng lượng trái đất.
Dữ liệu ban đầu cũng cho thấy trận động đất hôm thứ sáu làm đảo chính của Nhật dịch chuyển khoảng 2,5cm, theo Kenneth Hudnut thuộc Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ. Trận động đất cũng làm trục trái đất dịch chuyển 17cm, Gross cho hay.
Nhật Bản “rộng hơn trước”, Ross Stein, nhà địa vật lý tại Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ cho hay. Cũng vì thế mà Nhật tiến gần hơn tới nước Mỹ.
Trục trái đất không giống như trục bắc –nam của nó trong vũ trụ, quay 1 vòng một ngày, với tốc độ 1.604km/h. Đây là trục mà quanh đó trọng lượng trái đất được cân bằng.
“Việc thay đổi vị trí trục sẽ khiến trái đất nghiêng hơi khác khi nó quay, song sẽ không gây ra thay đổi ở trục trái đất trong vũ trụ. Chỉ có lực bên ngoài, như lực hút của mặt trời, mặt trăng và các hành tinh khác mới có thể làm được điều đó”, Gross cho hay.
Đây không phải là lần đầu tiên ngày trái đất bị ngắn lại do một trận động đất lớn. Trận động đất 8,8 richter ở Chile năm ngoái cũng làm tăng tốc vòng quay của trái đất và làm ngày ngắn lại 1,26 micro giây. Trận động đất 9,1 richter ở Sumatra năm 2004 cũng làm ngày ngắn lại 6,8 micro giây.
Tác động của trận động đất 9,0 richter ở Nhật có thể chưa hoàn toàn chấm dứt. Những cơn dư chấn mạnh vẫn có thể tiếp tục gây ra những thay đổi nhỏ nữa.
Trận động đất ngày 11/3 là trận động đất lớn nhất từng được ghi nhận ở Nhật và lớn thứ năm thế giới kể từ năm 1900, theo số liệu của cơ quan khảo sát địa chất Mỹ. Động đất xảy ra cách đông bắc Tokyo khoảng 373km và cách đông thành phố Sendai khoảng 130km, tạo ra trận đại hồng thủy tàn phá nhiều khu vực bờ biển đông bắc Nhật. Ít nhất 20 dư chấn có cường độ từ 6,0 richter đã xảy ra sau trận siêu động đất.
“Về lý thuyết bất cứ điều gì làm tái phân bổ trọng lượng trái đất sẽ thay đổi vòng xoay của nó”, Gross cho hay. “Vì vậy theo nguyên tắc, dư chấn nhỏ hơn cũng có thể ảnh hưởng đến vòng quay của trái đất. Nhưng do dư chấn có cường độ nhỏ hơn, nên tác động của nó sẽ nhỏ hơn”.
Phan AnhTheo LiveScience
supper moon
Hiện tượng siêu mặt trăng có ảnh hưởng đến trái đất?
Sáng ngày 11/03 mình đọc được một bài báo về hiện tượng “siêu mặt trăng” và những dự đoán về các ảnh hưởng của nó với trái đất. Một số các nhà khoa học cho rằng, “siêu mặt trăng” có thể gây ra động đất, những cơn bão cực mạnh và khiến núi lửa phun trào. Và đến chiều cùng ngày, mình tiếp tục chứng kiến nước Nhật phải hứng chịu trận động đất mạnh 8,9 độ richter, gây sóng thần cao đến 10m, thiệt hại là rất lớn. Vậy liệu hiện tượng “siêu mặt trăng” có ảnh hưởng đến trái đất hay không? Hay những trận động đất gần đây chỉ là do một đợt vận động mới của hành tinh chúng ta?
Đầu tiên hãy tìm hiểu về hiện tượng “siêu mặt trăng”. Vào ngày 19/03 tới đây, mặt trăng và trái đất sẽ ở gần nhau nhất trong vòng 19 năm qua. Vào thời điểm này, mặt trăng sẽ sáng hơn, lớn hơn bình thường, nên còn được gọi là “siêu mặt trăng”. Theo trang Life's Little Mysteries, khi hiện tượng “siêu mặt trăng” xảy ra, trái đất và mặt trăng sẽ cách nhau 356.577km và lực hấp dẫn của “chị Hằng” sẽ gây ra hỗn loạn trên trái đất. Nhà chiêm tinh học người Mỹ Richard Nolle, người nghĩ ra cụm từ “siêu mặt trăng” vào năm 1979 tin rằng, hiện tượng này có quan hệ với các thảm họa tự nhiên. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều nhà khoa học cho rằng "siêu mặt trăng" chỉ khiến mức thủy triều ở trái đất thay đổi mà thôi.
Tiếp theo, chúng ta hãy điểm lại những thảm họa thiên nhiên được cho rằng có liên quan đến hiện tượng “siêu mặt trăng” đã xảy ra trong lịch sử.
Năm 1955
Ngày 25-26/05/1955, có ít nhất 46 cơn lốc xoáy đã quét qua 7 bang của Mỹ, 2 trong số đó được đánh giá là mạnh cấp F5, cấp mạnh nhất với tốc độ gió có thể lên đến 420km/h. Và đợt lốc xoáy này xảy ra trước kỳ trăng tròn khoảng 10 ngày (ngày 05/06/1955 trăng tròn). Australia cũng đã phải hứng chịu một trận lũ lụt lớn vào ngày 23/02/1955, khiến ít nhất 25 người thiệt mạng và nhiều ngôi nhà bị cuốn trôi.
Năm 1974
Ngày 28/12/1974, một ngày trước kỳ trăng tròn, một trận động đất mạnh 6,2 độ richter đã khiến thung lũng Hunza, vùng Hazara và Swat của Pakistan bị cô lập. Trận động đất này khiến ít nhất 5.300 người thiệt mạng và 17.000 người bị thương. Ngôi làng có tên Pattan đã gần như bị phá hủy hoàn toàn. Cuối tháng 01/1974, vùng Brisbane, Queensland, Australia cũng phải gánh chịu một trận lũ lụt lớn, khiến hàng chục người thiệt mạng, hàng ngàn ngôi nhà bị phá hủy, thiệt hại ước tính lên đến 200 triệu AUD (theo giá trị năm 1974). Năm 1974, nước Mỹ cũng phải chứng kiến một số lượng lốc xoáy kỷ lục với 148 cơn ở 13 bang, ngoài ra cả thành phố Ontario, Canada cũng bị ảnh hưởng. Đợt lốc xoáy khủng khiếp này được xếp hạng F5, kéo dài 18 giờ đồng hồ, khiến khoảng 330 người thiệt mạng, thiệt hại khoảng 3,5 tỉ USD (tính theo tỉ giá năm 2005).
Năm 1992
Giữa tháng 06/1992, từ ngày 14 đến ngày 18, vùng Colorado và Idaho của nước Mỹ đã gánh chịu tổng cộng 170 cơn lốc xoáy cực lớn cấp F5. Tuy con số thiệt mạng chỉ là 1 người nhưng thiệt hại về vật chất lên tới 242 triệu USD (theo tỉ giá năm 1992). Ngày 21-23/11/1992, lốc xoáy lại xảy ra ở khu vực phía Đông và Tây miền Trung nước Mỹ, khiến 26 người thiệt mạng và hơn 600 người bị thương, thiệt hại vật chất ước tính là khoảng 300 triệu USD. Ngày 13/04/1992, thành phố Chicago phải chịu cảnh lụt lội kỷ lục khi một trận lũ tràn qua. Ước tính trận lũ này mang theo khoảng 250 triệu gallon nước, tương đương khoảng 1 tỷ lít. Thiệt hại về vật chất ước đoán là khoảng 2 tỷ USD.
Cuối năm 2004
Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ trận động đất mạnh 9,3 độ richter gây sóng thần kinh hoàng vào ngày 26/12/2004 ở vùng biển Ấn Độ Dương. Trận động đất này đã gây ra một chuỗi các đợt sóng thần chết người cao đến 30m tiến về các bờ biển ở Indonesia, Thái Lan, Sri Lanka, Ấn Độ… Theo thống kê, đã có gần 230.000 người ở 11 quốc gia bị thiệt mạng trong thảm họa này. Đây được xem là thảm họa thiên nhiên có số người thiệt mạng nhiều thứ 2 trong lịch sử và nó xảy ra 2 tuần trước thời điểm siêu mặt trăng năm 2005.
Vậy qua những sự kiện ở trên, liệu chúng ta có nên tin giả thuyết “siêu mặt trăng” gây thảm họa cho trái đất? Tuy nhiên, trước khi tìm câu trả lời, hãy cùng nghe qua một vài ý kiến của các nhà khoa học không ủng hộ giả thuyết này.
Pete Wheeler, chuyên gia ở Trung tâm thiên văn vô tuyến quốc tế, nghi ngờ về khả năng xảy ra sự kiện khí hậu nhiều biến động vào thời điểm siêu mặt trăng năm nay. Ông nói: “Thủy triều trên trái đất sẽ thấp hơn và cao hơn mức bình thường xung quanh thời điểm siêu mặt trăng, nhưng không có gì đáng chú ý”.
Nhà khoa học người Australia David Reneke chia sẻ quan điểm này, và cho rằng những nhà lý luận không chuyên luôn nhìn ra mối liên hệ giữa một thảm họa thiên nhiên với thời điểm nào đó, rồi đổ lỗi cho siêu mặt trăng. “Bạn có thể kết nối các mốc thời gian với gần như tất cả các thảm họa thiên nhiên hay bất kỳ thứ gì trên bầu trời, như sao chổi, hành tinh, mặt trời... Ngày xưa, một số người từng nói rằng, các mối liên kết của hành tinh đẩy trái đất ra xa. Nhưng điều này không xảy ra. Các nhà chiêm tinh đã cường điệu vấn đề này trong suốt thời gian dài”.
Tuy nhiên, đến nay Mặt trăng vẫn là một vệ tinh còn nhiều bí ẩn với con người. Những tín hiệu từ các cảm biến địa chất từng được các phi hành gia của tàu Apollo đặt trên Mặt trăng năm 1971 truyền về cho thấy, mặt trăng cũng chứa chất lỏng trong lõi như Trái đất. Các nhà khoa học ở Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) áp dựng các kỹ thuật địa chấn ngày nay để xem xét dữ liệu truyền về từ những cảm biến này trong thời kỳ huy hoàng của chương trình nghiên cứu không gian của Mỹ. Kết quả cho thấy, mặt trăng có lõi cứng, giàu sắt với bán kính gần 241 km, và một lõi ngoài chứa dung dịch giàu sắt. Điều này giúp mặt trăng tự sinh ra và duy trì từ trường rất mạnh, nguồn từ trường này sẽ mạnh hơn khi xảy ra hiện tượng “siêu mặt trăng”. Vì thế cũng rất khó để khẳng định rằng “siêu mặt trăng” không hề liên quan đến trái đất. Hãy chờ đến ngày 19/03, khi hiện tượng “siêu mặt trăng” đạt cực đại, xem hành tinh của chúng ta sẽ có những vấn đề gì?
Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2011
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)